Câu hỏi:
Gia dinh em co mot ngo di chung giua 3 ho gia dinh tu khi bo em con nho(nay da ngoai 60 tuoi). Trong do co mot ho C chuyen den sau o trong ngo, nha em va nha C la mat duong nhung co loi di ra ngo. Sau do nha C ban lai dat cho nha B va nha B da lam giay to sat nhap dat cua 2 ho B va C dong thoi sat nhap luon ngo di chung vao phan dat cua ho. Nay ho da xin duoc giay chung nhan ngo di chung la phan dat cua Bo cua nha B khi ban cho nha C da cat mot phan dien tich de lam ngo di chung. Chinh vi vay ma ho da xay cong ngoai dau ngo va nha em da khong duoc su dung phan ngo di chung nua. Khu dat nha em o va su dung phan dat sat nha(sau nay la ngo di chung) tu cua ong ba de lai va da su dung phan dat do truoc khi nha B chuyen den(tu nhung nam con chien tranh). Bac em con phai khuan dat de rai dat ngo. Khong hieu UBND thi xa dua vao nhung giay to va loi khai chung nhan cua nhung ai ma quyet dinh cho nha B hop thua dat ngo di chung thanh dat tho cu cua nha B. Xin luat su tu van giup cach thuc doi quyen su dung ngo di chung. Moi thu deu bat loi tru nha em co nhan chung ve viec su dung ngo di chung tu bao doi nay
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông B, bạn có quyền yêu cầu hộ ông B phải chừa ra một lối đi chung cho các hộ sử dụng những thửa đất phía sau là hoàn toàn chính đáng và hợp lý.
Điều 275 Bộ luật dân sự quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
“
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đả thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định khoản 2 điều này mà không có đền bù”.Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên trên thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền để mở lối đi. Nếu hộ gia đình đó cho rằng lối đi này là của riêng họ thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thỏa thuận hoặc theo quy định (trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005).
Nếu gia đình đó không chấp nhận cho gia đình bạn sử dụng thì để được tiếp tục sử dụng lối đi này, bạn hãy nhờ UBND cấp cơ sở can thiệp bằng việc
hòa giải giữa hai bên. Khi UBND cấp cơ sở hòa giải không thành thì bạn có thể
khởi kiện tại TAND nơi có bất động sản để giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ quá trình sử dụng đất cũng như hồ sơ địa chính tại vị trí đất tranh chấp và các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết tranh chấp.
Chúng tôi trên mạng xã hội