Phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Câu hỏi:
Trước đây, gia đình ông L và bà E vốn là hai anh em họ cùng đi chung một cái sân giữa hai nhà, tiếp theo là mảnh vườn của mỗi nhà để canh tác, trồng trọt. Đầu năm, anh P là con ông L lập gia đình, nên ông L có ý định xây một ngôi nhà cho con trên mảnh vườn, có tiếp giáp cái sân chung đó. Bà E yêu cầu ông L phải xây nhà cách xa sân khoảng 1m để bảo đảm lối đi thuận tiện. Ông L không đồng ý nên vụ việc tranh chấp của hai gia đình được Tòa án nhân dân nơi cư trú thụ lý xử lý. Bà E muốn bảo đảm việc hòa giải đạt hiệu quả, nên bà D lựa chọn việc hòa giải tại nhà thờ họ của gia đình, có sự tham gia của một số người có cao tuổi có uy tín trong dòng họ tham gia. Xin hỏi, việc hòa giải có thể thực hiện ngoài trụ sở Tòa án hay không?
Trả lời:
Việc hòa giải có thể thực hiện ngoài trụ sở Tòa án theo quy định về phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án tại Điều 22 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cụ thể:
- Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.
- Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên.
- Phiên hòa giải, đối thoại có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
- Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải, đối thoại.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây