Câu hỏi:
Tôi có một vấn đề thắc mắc, nhờ luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn.
Tôi là cháu đích tôn, ông nội tôi đã mất, bà nội tôi đã già hơn 90 tuổi. Bà nội tôi có 2 người con trai là ba tôi và chú út. Ba tôi lấy mẹ tôi và ở riêng, còn chú tôi thì ở với ông bà nội. Bây giờ chú tôi sở hữu phần nhà, đất của ông bà nội, ba tôi không có ý kiến gì. Tuy chú tôi ở và sở hữu nhà, đất của ông bà nhưng việc ông bà, giỗ chạp thì ba tôi và chú tôi đều lo chung, nghĩa là chi phí đều chia đôi. Tôi nghe người ta nói cháu đích tôn phải được hưởng một phần tài sản của ông bà, điều này có đúng không. Ông bà tôi không hề nói cho ai và không nói ai được thừa kế nhà, đất đó. Vậy tôi có được quyền lợi gì không? Chú tôi có được quyền sở hữu toàn bộ không?
Trả lời:
Chào bạn
Ông của bạn đã mất mà không để lại di chúc, bà của bạn hiện giờ là người quản lý di sản. Tài sản để lại là tài sản chung của ông và bà, nên khi có yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật, phần tài sản được chia chỉ là một nữa trong số tài sản chung (phần còn lại vẫn thuộc sở hữu của Bà).
Theo quy định tại Điều 676, Bộ luật dân sự về người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Như vậy nếu có yêu cầu chia di sản thừa kế, chỉ có bà nội, chú và ba của bạn được hưởng di sản thừa kế. Và chú của bạn sẽ không có quyền sở hữu toàn bộ khối tài sản trên.
Bạn là cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai, chỉ được hưởng di sản thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn. Bạn chỉ có thể nhận di sản thừa kế phần của bà nội khi bà nội để di chúc hợp pháp cho riêng bạn.
Chúng tôi trên mạng xã hội