Lập di chúc cần có giấy khám sức khỏe không ?

Câu hỏi:
Xin chào các luật sư. Tôi mong các luật sư tư vấn cho tôi: Cha Mẹ tôi có 4 người con( 2 trai, 2 gái). Hiện Bố tôi đang ở cùng các em trai tôi, em trai út chưa có vợ, trên mảnh đất có diện tích 300m2 chưa có sổ đỏ. Mẹ tôi mới mất mà không để lại di chúc gì. Nay chúng tôi muốn Bố viết di chúc để chia mảnh đất đang ở thành 3 phần ( Mỗi em trai 1 phần và 1 phần để làm nhà thờ dòng họ, gian nhà bố tôi đang ở sau này sẽ thành nhà thờ họ).Nhưng Bố tôi lại có ý định đi bước nữa và có ý muốn ghi trong di chúc để lại cho người vợ sau này( nhưng bây giờ chưa kết hôn) một phòng nhỏ của nhà thờ họ. Tôi muốn hỏi: - Bố tôi có quyền được viết di chúc để chia toàn bộ mảnh đất trên làm 3 phần như tôi đã nói ở trên k?(vì Mẹ tôi không để lại di chúc gì?) -Bà vợ sau của Bố tôi có được hưởng 1 phòng của nhà thờ họ không?( Khi bố tôi mất đi). - Và di chúc được viết trước thời điểm Bô tôi lấy vợ mới, thì sau này Bà có được hưởng không? -Và di chúc này Bố tôi viết sau đó 4 con cùng ký tên, xin chỉ cho tôi cách để bản di chúc của Bố tôi có hiệu lực với Pháp luật( Bản di chúc này có công chứng được không?). - Nếu Bố tôi không viết di chúc, Bố tôi vẫn lấy vợ, thì sau này Bố tôi mất đi thì mảnh đấtt kia được chia như thế nào? - Khi viết di chúc Bố tôi có cần kèm theo Giấy khám Sức khỏe không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
 Chào bạn!
Nếu mảnh đất trên có trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn thì đây là tài sản chung của vợ chồng, vì vậy vả bố và mẹ bạn đều có quyền sở hữu. Mẹ bạn mất mà không để lại di chúc, thì bố của bạn chỉ có thể để lại di chúc đối với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung. Một nửa mảnh đất vẫn thuộc sở hữu của mẹ bạn và sẽ được chia theo pháp luật khi có yêu cầu. Lúc này, bố của bạn sẽ được hưởng 1 nửa mảnh đất và một phần của nửa mảnh đất còn lại, vì bố của bạn cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi chia di sản thừa kế theo pháp luật, quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Vì vậy bố của bạn không thể lập di chúc để quyết định đối với toàn bộ khối tài sản trên được, nếu đã lập thì di chúc sẽ vô hiệu một phần.
Đối với khối tài sản của bố bạn có được sau khi phân chia di sản thừa kế là tài sản riêng của ông, cho nên bố bạn có quyền lập di chúc định đoạt phần tài sản này. Ba bạn hoàn toàn có quyền để lại tài sản cho người vợ sau, mặc dù di chúc được lập trước khi ba bạn kết hôn. Vì theo quy định tại Điều 633 BLDS thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, nên người vợ sau vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế.
Để một bản di chúc hợp pháp cần đáp ứng nhiều điều kiện, các điều kiện này được quy định tại Điều 652 BLDS. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Bạn có thể tham khảo thêm tại CHƯƠNG XXIII BLDS về các quy định liên quan đến di chúc.
Riêng đối với những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc và người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc sẽ không được làm chứng trong bản di chúc.
Nếu bố bạn không lập di chúc và kết hôn, khi bố bạn mất phần di sản thuộc sở hữu riêng của ông sẽ được chia theo pháp luật. Như đã trình bày tại điều 676, hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản và các đồng thừa kế sẽ được hưởng di sản bằng nhau.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây