Xử lý di chúc không hợp lệ

Câu hỏi:
ôi xin được tư vấn về nội dung như sau: Gia đình tôi có 6 anh em, 4 trai, 2 gái. Mẹ tôi đã mất năm 2001, Cha tôi mất 8/2004 không để lại di chúc.Em tôi dùng di chúc không hợp lệ để chiếm đoạt hơn 13 nghìn mét đất, đến nay 2012 vẫn chưa làm được sổ đỏ cho riêng mình.Năm 2011 em trai tôi mất anh em chung tôi định mang ra chia, nhưng em dâu là vợ người em đã mất không chịu chia. Hỏi: sau này em dâu tôi có được hưởng hết số tài sản trên không( hơn 13 nghìn mét đất do sử dụng di chúc không hợp lệ)? Hòa giải ở cấp (ấp) có giá trị pháp lý không? Mong nhận được sự tư vấn của quý văn phòng. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, khi bố mẹ bạn mất không để lại di chúc phần di sản sẽ được chia theo pháp luật khi có yêu cầu.
Phần di sản mẹ bạn để lại (một nữa trong  khối tài sản chung ) đến nay đã hết thời hiệu để chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế có thể tiến hành việc chia tài sản chung.
Việc bạn khẳng định người em sử dụng di chúc không hợp lệ để hưởng thừa kế, bạn phải chứng minh được điều này, nếu không có thể nhờ tòa án giải quyết.
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 thì quy định:
Điều 652. Di chúc hợp pháp 
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. 
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên để xem xét di chúc đó có hợp pháp hay không, trường hợp di chúc trên hợp pháp, người em của bạn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nên phần di sản em bạn được hưởng là hợp pháp còn di chúc không hợp pháp thì phầ n di  sản đó được chia theo pháp luật cho những hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 676 Bộ Luật dân sự 2005:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy các đồng thừa kế (anh chị em của bạn)cùng nhau kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng nơi có di sản để được hưởng phần di sản này, và trong trường hợp này người con dâu không được hưởng di sản thừa kế.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây