Chi phí đầu tư vào đất được bồi thường không?

Câu hỏi:
Năm 2010, anh Nguyễn Văn A nhận khoán ba sào ruộng muối của Hợp tác xã để kinh doanh. Cùng năm đó anh đã đầu tư 50 triệu đồng nâng cấp 3 sào ruộng muối của mình từ nguồn vốn vay ngân hàng. Tháng 7 năm 2014, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi toàn bộ cánh đồng muối, trong đó có 3 sào ruộng muối của anh A để chuyển đổi mục đích sử dụng. Đến thời điểm đó, do kinh doanh muối gặp khó khăn nên hoạt động làm muối từ 3 sào ruộng muối của anh A mới chỉ bù đắp được 10 triệu đồng vào kinh phí đã đầu tư. Anh A băn khoăn liệu mình có được đền bù gì khi bị thu hồi 3 sào ruộng muối nói trên hay không?
Trả lời:
          Anh A nhận khoán 3 sào ruộng muối từ Hợp tác xã, nên anh A không được đền bù đất khi 3 sào ruộng muối đó bị thu hồi. Tuy nhiên, anh A đã đầu tư 50 triệu vào ba sào ruộng muối đó và chưa thu hồi hết khoản đầu tư này. Điểm d, Khoản 1, Điều 76, Luật Đất đai quy định:
          “1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.”
          Như vậy, anh A thuộc diện được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại khi 3 sào ruộng muối bị thu hồi. Các khoản được bồi thường theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 47/2014 của Chính phủ như sau:
“1. Đối tượng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là các trường hợp quy định tại Điều 76 của Luật Đất đai.
2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:
a) Chi phí san lấp mặt bằng;
b) Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
c) Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
d) Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.”

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây