Câu hỏi:
Mẹ của tôi vừa tìm được 1 bộ hồ sơ bằng khoáng đất (gốc), công chứng mua bán tại Phòng Chưởng - Khế Saigon (92, Đường Nguyễn-Du) năm 1956. Người đứng tên trong bằng khoáng đó là Bà Ngoại của tôi (bà đã mất). Bà có 2 người con là Mẹ tôi và Cậu tôi (cậu tôi cũng đã mất).
Tôi đọc trong bằng khoáng, đất là Thổ Cư (thuộc xã Phước Long, huyện Thủ Đức (nay là Q.9)), diện tích 42 sào 50 cao, sổ đất này được miêu tả trong bản trích lục địa-bộ cấp bởi ông Trưởng Ty Bảo Thủ Điền Thổ Saigon. Cội rễ tài sản là do ông kia mua đấu giá Thừa Phát Lại, sau bán lại cho Bà Ngoại của tôi (Bà đóng thuế đầy đủ).
Nay Mẹ tôi lục lại được bằng khoáng như vậy thì có được hưởng phần đất đó không? Và nếu được thì thủ tục làm như thế nào?
Trả lời:
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi chưa rõ việc bà bạn đã mất năm nào, và đã hết thời hiệu 10 năm để yêu cầu chia di sản hay không.
Nếu hiện nay đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điều 645 BLDS 2005 do vậy khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ áp dụng pháp luật về tài sản chung để chia phần di sản của cha bạn để lại ( căn cứ tiểu mục 2.4 mục 2 phần I nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP) khi đáp ứng các điều kiện:
- Các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế;
- Và đều thừa nhận di sản của người chết để lại chưa chia.
Tuy nhiên, cũng tại quy định này thì khi áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết cần phải phân biệt:
- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Trường hợp không có tranh chấp thì mẹ của bạn có thể làm thủ tục kê khai di sản thừa kế và tự phân chia phần di sản này.
Chúng tôi trên mạng xã hội