Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:1. Cấp lại giấy chứng nhận bị mất: Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT:
1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (trường hợp của bạn là nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, thị xã nơi có đất), hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
b) Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
c) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
2. Thủ tục, hồ sơ, nơi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtTheo quy định tại Điều 14 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;
c) Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất để thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc sau:
a) Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo yêu cầu quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao cho người được cấp giấy.
3. Vấn đề lập di chúc
3.1 Những thủ tục và qui định cần thiết để lập di chúca) Điều kiện để một di chúc được xem là hợp pháp:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không
bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di
chúc không trái quy định của pháp luật.
b) Những giấy tờ cần có của người lập di chúc:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác (hộ chiếu, chứng
minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra
tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận
thường trú của người lập di chúc;
- Bản chính giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng
tài sản để lại thừa kế (ví dụ: sổ hồng, sổ đỏ,...);
- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng, phù hợp với
quy định của Luật hôn nhân & gia đình;
- Giấy khám sức khỏe của người lập do chúc (do Bệnh viện hoặc Trung
tâm y tế cấp quận/huyện lập).
c) Hình thức di chúc:
- Di chúc phải được lập thành văn bản, hoặc
- Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị
cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập
di chúc bằng văn bản.
Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn
còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ
(Điều 651 BLDS 2005).
Di chúc bằng văn bản gồm các hình thức sau (Điều 650 BLDS 2005):
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di
chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc (Điều 655 BLDS 2005);
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: người lập di chúc
không tự viết được mà phải nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất 2
người làm chứng (trừ người hưởng thừa kế, người có quyền và nghĩa vụ
liên quan, người chưa đủ 18 tuổi hay người không có năng lực hành vi
dân sự) và người lập di chúc phải tự ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc
(Điều 656 BLDS 2005);
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Đối với hai hình thức di chúc trên đây, việc lập di chúc được thực
hiện tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Yêu cầu đối với nội dung di chúc bằng văn bản (Điều 653 BLDS 2005):
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác
định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di
chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ
ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Lưu ý:
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người
không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công
chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ
được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện nêu ở trên.
- Trong trường hợp tài sản thừa kế là là tài sản có đăng kí
quyền sở hữu (như bất động sản, ô tô, xe máy…) thì để tránh phức tạp
về thủ tục hưởng di sản thừa kế, di chúc nên được lập thành văn bản và
có công chứng hoặc chứng thực.
3.2 Quyền quyết định của người lập di chúc
Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết”.
Do đó việc lập di chúc hay không và quyết định như thế nào về tài sản
của người lập di chúc là phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc.
Trong trường hợp của bạn, không cần sự đồng ý của các con.
Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 19006279 để
được luật sư tư vấn.
Trân trọng,
Chúng tôi trên mạng xã hội