Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai

Câu hỏi:
Theo bà M và ông V, năm 1978, khi bố mẹ ông V còn sống có cho vợ chồng ông bà mảnh đất với diện tích 130m2 tại xã H, huyện G, tỉnh P, chưa được cấp GCNQSDĐ. Khi các cụ cho bà M, ông V đất, các cụ chỉ tuyên bố bằng miệng, có người làm chứng là cụ C hàng xóm. Nay bố mẹ ông V và cụ C đã mất. Tại thời điểm cho đất, trên đất chỉ có ngôi nhà cấp 4 với một giếng nước. Từ năm 1979 đến năm 1983, vợ chồng bà M và ông V cùng anh H (con trai của ông V, bà M) đã chuyển về đấy để sống. Năm 1984, cả gia đình bà M, ông V vào nam làm kinh tế mới. Trước khi đi vào nam, bà M, ông V có nhờ em trai ông V là ông T trông coi. Hằng năm, bà M, ông V vẫn gửi tiền về cho ông T đóng thuế đất và nhà theo quy định của Nhà nước. Năm 2015, bà M, ông V có ý định trở về sống trên diện tích đất tại xã H do bố mẹ cho thì mới biết diện tích đất trên đã được cấp GCNQSDĐ đứng tên ông T. Bà M, ông V cho rằng, đất tranh chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông bà, việc cấp GCNQSDĐ cho ông T là sai. Bà muốn cơ quan có thẩm quyền hủy GCNQSDĐ cấp sai cho ông T, yêu cầu công nhận quyền sở hữu hợp pháp của bà M, ông V đối với diện tích đất đang tranh chấp và yêu cầu ông T trả đất.
Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
Tranh chấp đất đai giữa bà M, ông V và ông T là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Thời điểm bà M, ông V yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai ra tòa án vào năm 2015 nên áp dụng luật Đất đai năm 2013 để giải quyết.
Điều 203 Luật Đất quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 bao gồm: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Hình thức thứ nhất, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể: 
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
 Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND các cấp phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Hình thức thứ hai, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Đối với tình huống nêu trên, diện tích 130m2 tại xã H, huyện G, tỉnh P đã được cấp GCNQSD đất đứng tên ông T, vì vậy tranh chấp của bà M, ông V có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013.
- Trường hợp khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục hành chính yêu cầu hủy GCNQSDĐ cấp sai cho ông T thì bà M, ông V phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hành chính năm và các văn bản pháp luật liên quan.
- Trường hợp khởi kiện yêu cầu hủy GCNQSDĐ cấp sai cho ông T, yêu cầu công nhận quyền sở hữu hợp pháp của bà M, ông V đối với diện tích đất đang tranh chấp và yêu cầu ông T trả đất ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thì bà bà M, ông V phải thực tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011 và các văn bản pháp luật liên quan.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây