Đóng tiền khi ở nhà tái định cư

Câu hỏi:
Cho tôi xin hỏi. Anh Chị tôi được cấp căn hộ tái định cư ở Quận Thủ Đức. So với giá trị nhà cũ, Anh Chị tôi phải nộp thêm 400 triệu để sở hữu căn hộ tái định cư. Nhưng do Anh tôi mất vì bệnh hiểm nghèo. Chị tôi bị bệnh rối loạn thần kinh và phải thường xuyên nhập viện Tâm thần - Hiện nay không có thu nhập. Con trai duy nhất của 2 người đang theo học tại 1 trường Cao đẳng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tất cả mọi chi phí ăn học và sinh hoạt của 2 mẹ con đêu nhờ sự giúp đỡ của bà con họ hàng. Vậy tôi xin hỏi, liệu có chính sách nào hỗ trợ để chị tôi vẫn ở tại căn hộ tái định cư này mà không phải nộp khoản đền bù 400 triệu không ? Xin cám ơn
Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
Điểm b Khoản 6, khoản 7 Điều 37 Quyết định 35/2010/QĐ-UBND của UBND
TP.HCM về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn TP.HCM quy định:
“6. Xử lý phần chênh lệch giá trị giữa giá bồi thường với giá tái định cư:
Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái
định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được
thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
b) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở (theo
giá bán tái định cư) hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái
định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 5
Điều này.
7. Đối với các hộ bị thu hồi toàn bộ nhà, đất đủ điều kiện tái định cư
theo quy định tại khoản 1 Điều này, có hoàn cảnh thực sự khó khăn về
chỗ ở mới (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này) do Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nếu tổng giá trị bồi thường, hỗ
trợ không đủ thanh toán giá trị nhà ở, đất ở trong khu tái định cư,
thì Hội đồng Bồi thường của dự án xem xét giải quyết trả chậm, trả góp
phần giá trị chênh lệch lớn hơn của suất tái định cư tối thiểu về nhà
ở, đất ở với thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, các khoản nợ được
tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng
thương mại trên số dư nợ, nhưng số tiền lần đầu nộp phải bằng tổng số
tiền bồi thường, hỗ trợ về nhà và đất đã nhận, nếu tái bố trí bằng căn
hộ hoặc bằng tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất nếu tái bố trí
bằng nền đất;”

Như vậy, trong trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng
đất ở (theo giá bán tái định cư) hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì
người tái định cư phải nộp phần chênh lệch. Theo quy định của pháp
luật hiện hành thì gia đình chị bạn không thể ở tại căn hộ tái định cư
mà không phải nộp phần chênh lệch 400 triệu.
Tuy nhiên, đối với trường hợp gia đình chị bạn có hoàn cảnh khó khăn
về chỗ ở mới, hiện tại không có tiền để trả phần chênh lệch mà vẫn
muốn ở tại căn hộ đó thì gia đình chị bạn cần đơn xác nhận hoàn cảnh
khó khăn của UBND phường nơi chị bạn cư trú để nộp kèm với đơn xin trả
chậm, trả góp cho Hội đồng Bồi thường của dự án. Hội đồng bồi thường
dự án sẽ xem xét để gia đình chị bạn được trả dần, trả góp trong thời
hạn tối đa là 15 năm. Khoản còn nợ sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng thương mại trên số dư nợ.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài
viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để
được luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây