Câu hỏi:
Tôi có một vấn đề thắc mắc, nhờ Luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn.
Ông bà nội tôi có 11 người con, đã mất 2 người, còn sống 9 người ( 5 người con trai và 4 người con gái ).
Ba tôi là trưởng Nam của ông bà nội tôi. Lúc ba tôi lấy mẹ tôi được ông bà nội cho mảnh vườn ở riêng, biệt lập vào khoảng năm 1980 (*)và được UBND xã cấp QSDĐ - sổ đỏ đã hơn 25 năm và đứng tên mẹ tôi (vì Ba tôi bận công việc nên để mẹ tôi đi làm giấy tờ ).
Các chú thứ 8, chú thứ 9 cũng được ông bà nội cho mỗi người 1 mảnh vườn ra ở riêng biệt.
03 cô còn lại đã có chồng và ở bên nhà chồng.
Riêng Cô tôi (cô thứ 7) không có chồng và chú Út (chú thứ 11) có Vợ con cùng sống chung với ông bà nội tôi.
Chú thứ 10 không ở chung , nhưng xây nhà trên đất của ông bà nội đang ở ( vờ giống như đang ở ).
Hiện giờ ông bà nội tôi đã mất ( mất trước năm 2009) và không có di chúc để lại , phần đất còn lại lúc Ông bà nội tôi còn sống bị giải toả (vì dự án KCN) được đền bù và chia đều cho 3 người là Cô tôi (cô thứ 7), Chú Út + Vợ con và chú thứ 10.
Nhưng lại phát sinh vấn đề từ chú thứ 8 , chú tự ý kích động , xúi giục các cô tôi ( có cả cô thứ 7) để chuẩn bị làm đơn kiện Ba tôi nhằm lấy lại phần đất mà ông bà nội tôi đã cho vào khoảng năm 1980 (*)- đất Ba tôi đang ở . Như vậy chú thứ 8 và các cô tôi có đúng hay sai ? Nếu sai thì vi phạm tội gì không ?
Và mảnh đất đền bù được chia 3 như vậy có đúng không ? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, nguồn gốc đất mà ba của bạn được cấp giấy chứng nhận là do ông bà nội của bạn cho năm 1980 và đã được UBND cấp giấy chứng nhận, trong suốt quá trình dài sử dụng không phát sinh tranh chấp nên việc các cô chú của bạn đứng ra đòi lại mảnh đất đó là không có cơ sở pháp luật. Đây là quan hệ dân sự nên cô chú của bạn không phạm vào tội nào hết.
Thứ hai, do ông bà nội của bạn mất mà không để lại di chúc nên căn cứ điều 675, điều 676 Bộ luật dân sự 2005 có quy định thì phần đất còn lại của ông bà nội bạn sẽ được chia theo pháp luật. Những người con của ông bà nội bạn sẽ được hưởng những phần bằng nhau. Do đất này thuộc diện bị thu hồi nên giá trị đền bù sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế nêu trên. Do có 2 người con của ông bà nội bạn mất nhưng không rõ thời điểm mất, nên bạn có thể tham khảo thêm quy định về thừa kế thế vị tại điều 677 Bộ luật dân sự 2005:
Điều 677. Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Chúng tôi trên mạng xã hội