1, Các tranh chấp về đất đai thường gặp
Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề pháp lý phức tạp và thường xảy ra trong đời sống. Trong đó, phổ biến ở các dạng tranh chấp bao gồm:
- Tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai như hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua, tặng cho, thế chấp, đặt cọc,…: Đây là những giao kết giữa các chủ thể trong hợp đồng nhưng với tài sản có giá trị lớn là đất đai thì việc vi phạm hợp đồng rất dễ xảy ra gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong giao kết từ đó dẫn đến tranh chấp;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: đây là những tranh chấp xác định ai được quyền sử dụng đất đối với mảnh đó, hoặc đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, sử dụng;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: như trên đã trình bày đất đai là tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên để phân chia cũng khá phức tạp nên rất dễ ảnh hưởng đến những người thừa kế và từ đó xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, còn có các tranh chấp về bồi thường khi thu hồi đất, tranh chấp ranh giới, tường chung,… Đặc điểm của những tranh chấp về đất đai đó là giải quyết khá chậm vì các giấy tờ cần thiết và kéo dài thời gian nếu các tranh chấp đó có nhiều tình tiết phức tạp.
2, Những kỹ năng cần thiết của luật sư giải quyết tranh chấp đất đai chuyên nghiệp
Để thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án loại này, luật sư không chỉ cần kiến thức pháp lý sâu rộng mà còn phải có kỹ năng hành nghề chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú và bản lĩnh trong từng phiên tòa. Dưới đây là những kỹ năng cốt lõi mà một luật sư giải quyết tranh chấp đất đai chuyên nghiệp cần phải có:
2.1. Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn
- Luật sư cần nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, luật Đất đai, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành, án lệ, cũng như thực tiễn xét xử tại địa phương.
- Kinh nghiệm xử lý các dạng tranh chấp như: tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các thế hệ trong gia đình, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp đất chưa có giấy tờ pháp lý... giúp luật sư đưa ra phương án phù hợp, hiệu quả.
2.2. Kỹ năng mềm hỗ trợ
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục: đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với người dân, chính quyền địa phương và thẩm phán.
- Kỹ năng đàm phán: giúp luật sư tìm kiếm phương án hòa giải hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp: giúp làm sáng tỏ vụ việc, tìm ra bản chất của tranh chấp.
- Kỹ năng phản biện và tranh luận: tạo nên sự chủ động và tự tin khi đối đáp tại tòa.
2.3. Kỹ năng chuyên môn trong tố tụng đất đai
- Kỹ năng khởi kiện vụ án: Thực hiện tốt kỹ năng khởi kiện vụ án là tạo tiền đề thực hiện tốt các kỹ năng khác trong quá trình tham gia tranh tụng vụ án dân sự, Luật sư cần nắm vững các kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng xác định điều kiện khởi kiện; tiếp xúc, trao đổi với khách hàng; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện và tư vấn khiếu nại khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện.
- Kỹ năng thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ: Những công việc cần thiết Luật sư thực hiện trong hoạt động này là:
(1) Xác định được vai trò, vị trí của hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh giải quyết các tranh chấp dân sự - định hướng nhận thức;
(2) Kiểm tra, xác định đối tượng chứng minh và trọng tâm vấn đề cần chứng minh - định hướng hoạt động;
(3) Kiểm tra, xác định chứng cứ;
(4) Xác định các thời điểm thu thập chứng cứ: thu thập chứng cứ trước khi khách hàng khởi kiện; thu thập chứng cứ trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và thu thập chứng cứ ở cấp phúc thẩm;
(5) Xác định và lựa chọn linh hoạt các hình thức thu thập chứng cứ phù hợp.
- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ: Đây là hoạt động giúp Luật sư nắm bắt được tất cả các tình tiết, chứng cứ của vụ án, các yêu cầu, ý kiến, luận điểm của các đương sự trong vụ án, các hoạt động tố tụng và quyết định tố tụng của Tòa án, xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp, hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng. Trên cơ sở đó, Luật sư xác định phương án giải quyết vấn đề, thực hiện các công việc cần thiết để củng cố chứng cứ, xây dựng luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình;
- Kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm: Những công việc chuẩn bị cần thiết tham gia phiên tòa sơ thẩm gồm:
(1) Kiểm tra và sắp xếp lại hồ sơ vụ án,
(2) Kiểm tra lại việc triệu tập những người tham gia phiên tòa,
(3) Dự liệu tình huống phát sinh tại phiên tòa,
(4) Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, xác định lại nội dung trọng tâm, cụ thể cần phải giải quyết tại phiên tòa,
(5) Chuẩn bị các văn bản pháp luật và điều kiện vật chất cần thiết,
(6) Xây dựng kế hoạch hỏi tại phiên tòa
(7) Chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa.
- Kỹ năng tham gia phiên tòa sơ thẩm: trong phần tranh tụng Luật sư cần nắm vững quy định của pháp luật về nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, đồng thời lựa chọn cho mình cách ứng xử và xử lý phù hợp cho các tình huống tố tụng ở từng phiên tòa cụ thể
Ngoài ra, trong thủ tục tục tố tụng còn rất nhiều nội dung khác nhau, tương ứng với mỗi quá trình Luật sư giải quyết tranh đất đai tại Tòa án cần phải có kỹ năng và thực hiện một cách phù hợp.
3, Thời hiện khởi kiện các tranh chấp về đất đai cần lưu ý.
Đối với tranh chấp về đất đai, đương sự khi khởi kiện cần lưu ý một số điều về thời hiệu khởi kiện:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác đang quản lý, sử dụng: BLDS năm 2015 không hạn chế về thời hiệu khởi kiện nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
- Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất của những người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch thông qua hình thức hợp đồng như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai bị xâm phạm (Điều 429 BLDS năm 2015).
- Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS năm 2015). BLDS năm 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Có thể thấy, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp đất đại được quy định bởi Bộ luật tố tụng dân sự là khá rõ và chi tiết. Việc áp dụng và hiểu cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng.
4, Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai chuyên nghiệp hiểu rõ quy trình giải quyết tại Tòa án để thực hiện đúng trình tự và những việc cần làm. Về cơ bản các thủ tục tại Tòa án bao gồm:
4.1. Nộp đơn khởi kiện
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.
- Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
4.2. Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm
- Nhận, xử lý đơn khởi kiện:
Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Thụ lý đơn khởi kiện:
Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
+ Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
+ Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
- Chuẩn bị xét xử và xét xử:
Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (tổng 06 tháng); nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định.
>>> Tham khảo bài viết: "Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất"
5, Một số vụ việc tiêu biểu về giải quyết tranh chấp đất của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đã tư vấn các vấn đề liên quan đến đất đai cho rất nhiều khách hàng và đạt được thành tích đáng kể với các vụ việc tiêu biểu:
- Bảo vệ quyền và với ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị L trong vụ án "tranh chấp quyền sử dụng đất" bị đơn ông Nguyễn Văn Nghĩa tại phiên tòa phúc thẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tư vấn, đại diện cho bà Nguyễn Thị D tranh chấp phần sân đã được cấp giấy chứng nhận nhưng thực tế sử dụng chung và bị lấn chiếm, tài sản tranh chấp tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Tư vấn, đại diện cho ông Nguyễn Quốc S tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mượn tại Tòa án nhân dân Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tư vấn và đại diện cho bà LL Nguyen tranh chấp đòi lại tài sản là nhà đất tại Quận 4 bị chiếm dụng từ quan hệ cho ở nhờ.
- Tư vấn và đại diện bà Nguyễn Thị X tranh chấp yêu cầu trả lại đất sử dụng nhầm thửa tại Tòa án nhân dân TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất được lập vi bằng cho bà Phạm Thị Hồng Đ tại Tòa án nhân dân TP. Thủ Đức.
- Tư vấn, đại diện yêu cầu tuyên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất vô hiệu do bên bán lừa dối, bên bán đã bị bắt giam và điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với những người khác.
Ngoài ra, còn rất nhiều đối tác để thể hiện sự hài lòng khi làm việc cùng Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy vì sự uy tín, chuyên nghiệp, tận tâm của văn phòng.
6, Phạm vi cung cấp dịch vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:
a. Tư vấn pháp lý về đất đai
Cung cấp các tư vấn pháp lý về quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê đất, hoặc các giao dịch liên quan đến đất đai. Giải đáp các vấn đề liên quan đến pháp luật đất đai như quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đất đai.
b. Tư vấn và hỗ trợ trong các tranh chấp đất đai
Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới thửa đất, tranh chấp lối đi chung, tranh chấp về hợp đồng mua bán đất, và tranh chấp đất đai trong thừa kế. Hỗ trợ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong tranh chấp đất đai.
c. Soạn thảo và kiểm tra hợp đồng liên quan đến đất đai
Soạn thảo hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng thừa kế đất đai, hoặc các hợp đồng khác có liên quan. Kiểm tra các hợp đồng đất đai để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
d. Đại diện khách hàng trong các tranh chấp đất đai tại tòa án
Đại diện cho khách hàng trong các phiên tòa tranh chấp đất đai, từ khởi kiện, tham gia giải quyết tranh chấp cho đến thực hiện phán quyết của tòa án. Đại diện khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng hoặc các quyết định hành chính liên quan đến đất đai.
7. Thông tin liên hệ
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.
Chúng tôi trên mạng xã hội