Thêm tên vợ, chồng vào sổ hồng theo Luật đất đai mới

Thứ hai - 18/11/2024 04:24
Hiện nay, có nhiều người có như cầu thêm tên vợ, chồng vào sổ hồng theo Luật đất đai mới có hiệu lực. Vì trước đây, khi cấp sổ hồng công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cơ quan có thẩm quyền không đề nghị người yêu cầu cấp sổ hồng phải khai rõ nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng.
Thêm tên vợ, chồng vào sổ hồng theo Luật đất đai mới
Thêm tên vợ, chồng vào sổ hồng theo Luật đất đai mới
Mục lục

Lý do sổ hồng chỉ đứng tên một người

Cũng như không yêu cầu người sử dụng đất, người sở hữu nhà phải khai rõ về tình trạng hôn nhân tại thời điểm yêu cầu cấp sổ hồng, cho nên sổ hồng trước đây có nhiều trường hợp chỉ ghi tên một người nhưng đó lại là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Điều này đã tạo nên những tranh chấp nhà đất và những bất cập sau đó, đồng thời cũng bị mâu thuẫn với Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng:
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”
Hiện nay, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng thì Sổ hồng phải thể thiện cả tên vợ và chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Theo Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – sổ hồng được cấp phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Cách thêm tên vợ, chồng vào sổ hồng

Sổ hồng được cấp đang thể hiện tên của một người vợ hoặc chồng. Giờ muốn thêm tên của vợ hoặc chồng vào sổ hồng cần xem xét các vấn đề và các bước thực hiện như sau:
Trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – sổ hồng được quy định tại Điều 135 Luật Đất đai 2024.
Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản là tài sản chung của vợ chồng, được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
  • Do vợ, chồng tạo ra, mua được từ thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh; từ hoa lợi, lợi tức; thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân.
  • Do vợ chồng cùng được thừa kế hoặc tặng cho chung.
  • Là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Là quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục thêm tên vợ, chồng vào sổ hồng

  1. Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 11/ĐK Nghị định 101/2024/NĐ-CP);
  2. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – sổ hồng;
  3. Bản sao Căn cước công dân của vợ và chồng;
  4. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng;
  5. Bản chính hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh nhà đất là tài sản chung của vợ chồng.

Các bước thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ (theo thành phần hồ sơ như nêu trên) tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có nhà đất – bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bước 2: Nhận giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Giấy tiếp nhận có chữ ký của người nhận hồ sơ và dấu treo của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi tiếp nhận hồ sơ.
Tại đây, nếu cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận thì đề nghị ghi giấy hướng dẫn chi tiết hồ sơ cần bổ sung gì? Hoặc lý do từ chối. Lưu ý: yêu cầu trả lời bằng văn bản, không hướng dẫn bằng lời nói suông.
Thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc
Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ thì đến bộ phận trả kết quả để nhận.
Kết quả là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – sổ hồng đã thể hiện có cả tên vợ và tên chồng.

Cách ghi đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 11/ĐK Nghị định 101/2024/NĐ-CP)

Vui lòng xem file đính kèm tại ĐÂY
  1. Mục Kính gửi:
- Với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài: Ghi “Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ………..” nơi có đất.
- Với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài: Ghi “Văn phòng đăng ký đất đai...” nơi có đất.
(2) mục Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất
- Ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy chứng nhận đã cấp.
- Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi thông tin của bên nhận chuyển quyền.
- Địa chỉ cũng kê khai theo địa chỉ như trên Giấy chứng nhận đã cấp
- Trường hợp có thay đổi thông tin thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
(3) Thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp
- Ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy chứng nhận đã cấp bao gồm: Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Số phát hành Giấy chứng nhận (Số seri), Ngày cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp không có thông tin về GCN đã cấp do bị mất GCN: Không kê khai nội dung tại mục này. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra lại thông tin trên hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu đất đai để xác định các thông tin tại mục này.
- Trường hợp nhận chuyển quyền thì ghi thông tin của bên nhận chuyển quyền.
(4) Nội dung biến động
Phụ thuộc vào lý do biến động mà ghi nội dung biến động cho chính xác:
Ví dụ:
- Thay đổi về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải ghi cụ thể nội dung trên giấy chứng nhận trước khi chưa có nhà hoặc có nhà cũ; thông tin khi có nhà hoặc có nhà mới thì phải ghi thông tin về nhà ở như: Loại nhà, diện tích xây dựng…
- Đính chính thông tin trên giấy chứng nhận: Ví dụ sai tên thì phải ghi tên sai theo đúng giấy chứng nhận và tên chính xác cần sửa.
- Chuyển nhượng/tặng cho đất và tài sản gắn liền với đất cho người khác ghi: “Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho ...”
- Bị mất Giấy chứng nhận cần cấp lại ghi: “Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất”
- Bị rách, hỏng Sổ cần cấp đổi Giấy chứng nhận mới thì ghi: “Cấp đổi Giấy chứng nhận do bị rách, hỏng”.
Ngoài ra còn một số ly do khác như:
- Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần
- Chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất
- Chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền một lần sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm
- Chuyển mục đích sử dụng đất
- Gia hạn sử dụng đất
- Đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thông tin về giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân
- Thay đổi địa chỉ;
- Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên
- Thay đổi hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính về đất đai
- Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đính chính giấy chứng nhận.
(6) Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn
Ghi các loại giấy tờ nộp kèm theo Đơn này gồm:
- Giấy chứng nhận đã cấp;
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, văn bản khai di sản (nếu có)
- Trường hợp gia hạn sử dụng đất: Quyết định gia hạn của cơ quan có thẩm quyền;
- Các giấy tờ khác nộp kèm theo (nếu có).

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

Hỏi đáp pháp luật

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây