Câu hỏi:
Kính gởi Luật Sư.
Tôi có một vấn đề muốn hỏi như sau: Hiện tại gia đình tôi sở hữu 1 mảnh đất có sổ đỏ cấp năm 1999 đứng tên là Hộ Bà Lê Thị Tuyết. Còn bố tôi mất năm 1996 có giấy chứng tử. Vậy cho hỏi hiện tài khối tài sản trên có được tính cho Bô tôi không, vì thời gian khởi lập mảnh đất trên là sau 3 năm bố tôi mất, hiện giờ Mẹ tôi và các anh chị em con của mẹ tôi muốn cho tôi mảnh đất trên, Nhưng con riêng của bố tôi có quyên được chia phần trong mảnh đất trên hay không.
Cám Ơn Luật Sư
Trả lời:
Thứ nhất vì bố bạn mất trước thời điểm hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bố bạn không có phần quyền nào đối với khối tài sản này.
Thứ hai căn cứ theo Khoản 3 mục b Điều 43 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai thì: “
Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của cả hộ gia đình thì giấy chứng nhận chỉ ghi tên chủ hộ”. Vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là Hộ Bà Lê Thị Tuyết nên đây là tài sản chung của hộ gia đình trong đó bà Lê Thị Tuyết là chủ hộ.
Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Trên thực tế, sổ hộ khẩu thường được xem là một trong những cơ sở để xác định một cá nhân có thuộc hộ gia đình hay không.
Bạn có thể dựa vào định nghĩa trên và căn cứ vào sổ hộ khẩu để xác định người con riêng của bố bạn có thuộc hộ gia đình nhà bạn không.
Nếu người con riêng của bố bạn không thuộc hộ gia đình nhà bạn thì không có bất kỳ phần quyền nào đối với khối tài sản chung này.
Các vấn đề liên quan đến sử dụng định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được quy định cụ thể tại
Bộ luật dân sự 2005. Bạn có thể tham khảo thêm tại các điều sau:
Điều 106. Hộ gia đìnhHộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.Điều 107. Đại diện của hộ gia đình1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đìnhTài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.Điều 110. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Chúng tôi trên mạng xã hội