Di chúc không có công chứng chứng thực

Câu hỏi:
ông nội tôi có viết di trúc để lại cho bố tôi mảnh dất và ngôi nhà ông tôi đang ở >trong bản di trúc đó có chữ kí của ông, tất cả các con ông và bà tôi.nhưng bản di trúc đó không được xác nhận của chính quyền.sau đó ông nội tôi vì muốn cho cô tôi 1 it tiền lên đã bán lai 1 phần đất cho con trai của bác trưởng.số đất đó đã được làm sổ đỏ.còn lại.mgiờ ông nội tôi đã mất bác trưởng tôi lại đòi chia đất.vậy luật sư cho tôi hỏi bản di trúc của ông tôi có hợp pháp không?bố tôi có được hưởng phần đất còn lại không?ông nội tôi có 3 trai và 2 gái.đến thời điểm này 1 bác trai đã mất.bà nội tôi có quyến quyết định mảnh dất đó không?
Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
1/ Xét hiệu lực của di chúc do ông nội bạn để lại:
Khoản 1 Điều 654 Bộ luật dân sự quy định:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;”
Mặc dù di chúc có chữ ký của tất cả các con ông và bà nội bạn nhưng họ là những người thừa kế theo pháp luật của ông nội bạn. Do đó họ không thể làm chứng cho di chúc nên di chúc này là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Di chúc này hợp pháp mà không cần sự xác nhận của chính quyền nếu đáp ứng các điều kiện sau:
-         Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc (Điều 655 BLDS).
-         Nội dung của di chúc bằng văn bản phải ghi rõ (Điều 653 BLDS):
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản;
+ Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
+ Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
2/ Xác định di sản
-         Di chúc hợp pháp cũng chỉ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm ông nội bạn chết. Dù có di chúc mà ông nội còn sống thì ông vẫn có quyền quyết định bán hay tặng cho người khác. Phần đất con trai bác trưởng mua từ ông nội bạn và đã làm sổ đỏ là thuộc quyền sở hữu của anh ấy. Phần còn lại là di sản nếu chứng minh được đây là tài sản riêng của ông nội bạn.
-         Nếu có đủ căn cứ chứng minh ngôi nhà và mảnh đất còn lại là tài sản chung của ông bà nội bạn thì di sản của ông nội bạn chỉ là ½ giá trị mảnh đất và ngôi nhà,  ½ giá trị còn lại sẽ do bà nội bạn định đoạt.
3/ Phân chia di sản
-         Nếu di chúc hợp pháp, di sản của ông nội sẽ thuộc về bố bạn.
-         Trong trường hợp di chúc không đáp ứng đủ điều kiện để hợp pháp nêu trên thì di sản sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế là bà nội và các con ông (trừ bác đã chết).
 
 Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây