Đòi lại đất nay đã xây chùa

Câu hỏi:
xin tóm tắt như sau: năm 1918 bà huỳnh thị lới lập di chúc cho bà nguyễn thị ó ,năm 1940 bà nguyễn thị ó lập di chúc cho ông nội tôi là võ văn hịch,năm 1967 ông nội tôi làm giấy cúng chùa cho thượng tọa thích tuệ đăng với nội dung nguyên văn như sau: làm chủ vỉnh viển nếu sau này thượng tọa hành đạo nơi khác thì cúng cho vị tăng khác hoặc giao cho đệ tử chính thức của thượng tọa,hoặc giao lại cho chúng tôi chứ không được bán đức chùa cho bất cứ ai.đến năm 1970 thượng tọa thích tuệ đăng làm giấy cúng chùa lại cho thượng tọa thích nhật liên,,,dến dây thì bắt đầu phát sinh rắc rối...ông nhật liên dẩn theo người em là thầy tụng[chuyên tụng đám ma và ông này có vợ con theo ở trong chùa]..hai anh em ông này xây một căn nhà phía sau chùa để gia đình ông thầy tụng sinh sống..khoảng nba8m 2006 hai anh em ông nhật liên mất thì vợ ông thầy tụng quản lý ,đầu năm 2014 vợ ông thầytúngang nươợng lại cho bên chùa pháp hoa ở phú nhuận, chung tôi nghe nói là tám tỷ đồng với điều kiện bà tám[ vợ thầy tụng] không được qua lại chùa nửa...sau đó bà tám xây thêm hai căn nhà nửa[trong khuôn viên chùa] và bít lối đi thông qua chùa....Nay chúng tôi hỏi có giành lại những phần đất mà bà tám xây nhà được không..Còn một vấn đề nửa,bên chùa pháp hoa sau khi sửa chửa chùa lại đã ngang nhiên ghi tên người sáng lập chùa là thượng tọa nào bên chùa pháp hoa,những di ảnh tổ tiên chúng tôi không hề chú thích tên tuổi,công cáng thế nào...chunc1 tôi có kiện bên chùa pháp hoa được không....kính mong các vị tư vấn .....Ngôi chùa đó có tên là CHUÀ VĂN THÁNH ở phường 22 quận Bình Thạnh TPHCM
Trả lời:
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy trả lời: 
Thứ nhất : Căn cứ khoản 1, Điều 28 pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định: 
"  Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật..."

  Trường hợp bạn đề cập cần phải xác định rõ quyền sử dụng đất đã được Nhà nước cấp cho cá nhân hay công nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo (chùa) theo quy định tại  khoản 4, Điều 51 Luật Đất đai năm 2003.
Nếu quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân thì việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Nếu quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận cho cơ sở tôn giáo, thì việc quản lý, sử dụng đối với diện tích đất nói trên phải theo đúng quy định của Luật Đất đai và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai: theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai:
 "Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai".


Như vậy nếu đất đã giao cho cơ sở tôn giáo sử dụng ổn định thì đươc Nhà Nước bảo hộ, nên theo quy định pháp luật thì việc gia đình bạn muốn kiện đòi lại đất đã hiến tặng cơ sở tôn giáo là không phù hợp, Việc ghi nhận công lao các bậc tiền nhân là đạo lý và không có quy định nào buộc phải thực hiện nên bạn không thể kiện Chùa Pháp Hoa.  
Để được tư vấn chi tiết hơn bạn vui lòng liên hệ tổng đài 19006279 để gặp   Luật sư tư vấn.
Trân trọng !

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây