Cần xác định lý do vì sao Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không đăng ký giao dịch bảo đảm đối với “Tài sản gắn liền với đất” để biết việc không đăng ký có đúng quy định pháp luật hay không. Tuy nhiên, thông thường Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản gắn liền với đất vì lý do tài sản này chưa được chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì việc thế chấp “quyền sử dụng đất” có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
“c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;”
Do đó, mặc dù tài sản gắn liền với đất của bạn chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng việc thế chấp tài sản gắn liền với đất này đã có hiệu lực giữa các bên theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được công chứng chứng nhận, nên khi xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản gắn liền với đất này phải được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất để trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, để việc bán đấu giá, phát mại tài sản gắn liền với đất được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng thì đối với những tài sản gắn liền với đất thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì bạn cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu tài sản trước khi thực hiện bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Chúng tôi trên mạng xã hội