Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất

Bạn đang ở chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trực tuyến. Đây là chuyên mục tư vấn trực tuyến miễn phí phục vụ cộng đồng. Các câu hỏi gửi qua chuyên mục sẽ được các luật sư biên tập và đăng tải trên website chúng tôi. Các câu hỏi trình bày không rõ ý, sai chính tả sẽ bị từ chối. Bạn sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng từ 2-5 ngày. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6279. Xin cảm ơn!
......................................................................................................................................


In ra
Lưu bài này

Tranh chấp đất vườn ông bà cha mẹ để lại

Câu hỏi:
KÍNH GỬI H.Đ.N.D. TỈNH BÌNH ĐỊNH Tôi tên : Phan Việt Ý Ngày ,tháng ,năm sinh: 50 tuổi Nghề nghiệp : Giáo viên Tiểu Học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 1 Hoài Sơn – Hoài Nhơn – Bình Định. Tôi xin trình lên Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định một vụ việc như sau: Sau đây là đơn ông : Phan Cảnh đã gửi xin làm nhà thờ vào năm 2000; nhưng chưa được giải quyết. Chính quyền địa phương đã trả lại đơn cho ông. Hiện ông vẫn còn lưu giữ đơn này . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----*---*---- Kính gửi: HUYỆN ỦY, HĐND, MTTQ, BAN CHẤP HÀNH CỰU CHIẾN BINH HUYỆN HOÀI NHƠN Đồng kính gửi: ĐẢNG ỦY, HĐND, MTTQ VÀ BCH HỘI CCB XÃ HOÀI SƠN, HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Tôi tên PHAN CẢNH sinh năm 1927 tại thôn An Hội, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn , tỉnh Bình Định. Tham gia cách mạng đầu năm 1945, tham gia quân đội thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp Đại tá, nghỉ hưu tháng 6/1989 hiện đang ở số nhà 35 -Cư xá Tự Do Đường Cách mạng Tháng 8, Phường 7, quận Tân Binh, thành phố Hồ Chí Minh Cuối năm 1989 tôi được tham gia HĐND Phường 7, đến năm 1990 tôi tham gia Hội Cựu chiến binh và làm công tác ở Hội CCB quận, hiện là chủ tịch BCH Hội CCB quận Tân binh, thành phố Hồ Chí Minh Thưa các đồng chí: Năm 1987 tôi có dịp về quê thăm lại quê hương, thăm bà con, họ hàng, thăm làng xưa, xóm cũ Qua những năm kháng chiến chống Pháp, chóng Mĩ, gia đình tôi cũng như bà con đều bị chiến tranh tàn phá, nhà cửa không còn, chỉ còn lại mảnh đất nền nhà tại xóm Gò Vàng, thôn An Hội địa phương cấp cho dân canh tác Cha mẹ tôi sinh được 4 người con: 2 trai, 2 gái Cha: PHAN LỢI già chết năm 1950 Mẹ : HỒ THỊ TUÔI, già yếu chết năm 1972 Chị : PHAN THỊ ĐÁNG ( PHAN THỊ ĐÂY ) tham gia 2 cuộc kháng chiến đã hy sinh năm 1969 tại Hoài Ân ( liệt sĩ ) Tôi : PHAN CẢNH tham gia 2 cuộc kháng chiến, cuối năm1954 tập kết ra Bắc, xây dựng quân đội, tháng 10/1965 vào Nam, đến B2 năm1967 liên tục chiến đấu và công tác đến tháng 6/1989 được nghỉ hưu quân hàm Đại tá, Huy Hiệu 40, 40 tuổi đảng Em : PHAN THỊ HẠNH có chồng con. PHAN CHẨN có chồng con hiện ở tại quê. Chú ruột : PHAN MÃO tham gia CM năm 1930-1931 bị tù đày, sau về tham gia hoạt động bí mật và cuộc kháng chiến chống Pháp (Thường vụ Huyện ủy), Tập kết ra Bắc, sau nghỉ hưu ; hòa bình về quê sinh sống, già yếu đã chết năm 1992 ( vợ con ở tại quê) Kính thưa các đồng chí: Làm người ai cũng có ông bà, cha mẹ, quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, cũng như chim có tổ, người có tông, đó là đạo lý làm người. Vì vậy sau bao năm làm Cách mạng, xa cách quê hương, xa ông bà cha mẹ bà con anh em. Bây giờ có điều kiện, vì ông bà, cha mẹ, bổn phận làm người là con cháu phải báo hiếu bằng cách có nơi thờ phụng ông bà, cha mẹ để phù hợp với lòng người và phong tục cổ truyền của dân tộc. Tôi xin đề nghị các đồng chí cho chúng tôi xin lại mảnh đất nhà ở cũ tại xóm Gò Vàng, thôn An Hội để anh em tôi xây lại ngôi nhà làm nơi thờ tự ông bà, cha mẹ cho trọn chữ hiếu với đạo làm con cháu. Tôi chưa có điều kiện về được, nên tôi cũng ủy quyền cho em tôi là Phan Thị Hạnh , Phan Chẩn đến gặp các đồng chí, đưa đơn này và nhận kết quả giải quyết của Đảng, chính quyền của xã, của huyện nhà. Nếu được anh em chúng tôi có trách nhiệm lo liệu cho việc xây nhà ấy làm nơi đi về, cúng giỗ ông bà,cha mẹ hàng năm theo tục lệ tổ tiên dân tộc và họ tộc của gia đình . Rất mong sự xem xét của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Ban ,Ngành Đoàn thể đối với yêu cầu của chúng tôi và thay mặt gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí . Tân Bình, ngày 10 tháng 1 năm 2000 Người làm đơn: Kí tên Phan Cảnh Ý kiến của Hội Cựu chiến binh quậnTân Bình: Đ/C: Phan Cảnh là Chủ tịch Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình. Xét đề nghị của đồng chí là hợp lí. Đề nghị với lanh đạo địa phương xem xét giải quyết theo đơn của đồng chí. Ngày 11 tháng 1 năm 2000 TM: BCH Quận Hội: Phó Chủ tịch: Kí tên Nguyễn Thành Út Và năm 2012 , Ông Phan Cảnh gửi tiếp đơn nữa . Nội dung như sau: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập –Tự do – Hạnh phúc ------***----- ĐƠN XIN LẠI THỔ CƯ CŨ ĐẺ LÀM NHÀ THỜ CÚNG ÔNG BÀ Kính gửi: UBND xã Hoài Sơn Đồng kính gửi : Ban ND thôn An Hội Bắc Tôi tên : Phan Cảnh Sinh năm : 1927 Nơi sinh : An Hội Bắc –Hoài Sơn –Hoài Nhơn – Bình Định Trú quán : Phường 7- Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh Kính thưa các đồng chí ! Đầu tiên cho phép tôi được kể sơ qua lai lịch của dòng họ tôi như sau : Ông nội tôi là : Phan Lý. Bà nội tôi là : Nguyễn thị Điểm Hai ông bà sinh được 3 người con : một con gái và hai con trai . 1)Cô ruột tôi là Phan Thị Y . Bà không có chồng nhưng tự túc sinh được một người con trai tên là Phan Nhỏ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mĩ , nay chưa tìm được hài cốt , bà được truy tặng danh hiệu mẹ anh hùng . 2)Cha tôi là Phan Lợi , cha tôi lấy vợ là bà Hồ Thị Tuôi , đã sinh được bốn người con : 2 người con trai và 2 người con gái . Cha tôi già yếu qua đời năm 1950. - Chị ruột tôi : Phan Thị Đáng , thoát li năm 1966 và hi sinh năm 1969 . - Tôi tên là : Phan Cảnh , tham gia cách mạng năm 1945 , là bộ đội trong thời kì chống Pháp ,chống Mĩ và tham gia quân tình nguyện giúp nước bạn Cam-pu-chia giải phóng đất nước năm 1979 . Nghỉ hưu năm 1989 ,cấp bậc Đại tá . Về hưu tôi tiếp tục tham gia HĐND Phường 7 , đến năm 1990 tham gia hội Cựu chiến binh ,là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình –TP Hồ Chí Minh . - Hai em ruột tôi : Phan Thị Hạnh và Phan Chẩn đều là những người đang hưởng chính sách người có công với Cách mạng , hiện nay ở thôn An Hội Bắc . 3) Chú ruột tôi là Phan Mão : ông tham gia Cách mạng năm ( 1930-1931) là cách mạng lão thành , đã qua đời . Kính thưa các đồng chí ! Qua những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ , Gia đình tôi cũng như bao gia đình bà con đều bị chiến tranh tàn phá , nhà cửa không còn ,chỉ còn lại mảnh đất nền nhà mà gia đình tôi đã ở , tại xóm Gò Vàng-An Hội Bắc ,nay địa phương đã cấp cho dân canh tác . Làm người ai cũng có ông bà , cha mẹ , có quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn . Sau bao năm làm Cách mạng xa quê hương xa ông bà cha mẹ ,bà con anh em . Nay tôi tuổi đã cao , sống không biết còn được bao nhiêu nữa , tôi muốn làm tròn đạo nghĩa với ông bà ,cha mẹ của một người con ,người cháu để rồi sau đó có nhắm mắt xuôi tay cũng được thỏa nguyện . Nên tôi đề nghị các đồng chí cho tôi được xin lại mảnh đất nền nhà cũ (đã nói ở trên )để anh em tôi xây lại ngôi nhà làm nơi thờ tự ông bà ,cha mẹ cho trọn chữ hiếu, thể hiện đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” , “Chim có tổ người có tông”, dù có đi đâu rồi cũng phải nhớ về nguồn cội , để cho con cháu sinh sống thập phương đi về hàng năm thắp hương cho ông bà được ấm cúng . Rất mong được sự xem xét giải quyết của các đồng chí đối với yêu cầu của chúng tôi và thay mặt gia đình tôi xin thành thật cảm ơn các đồng chí . Tân Bình ,ngày 20 tháng 6 năm 2012 Người làm đơn Trưởng tộc Phan Cảnh Tôi là Phan Việt Ý , giáo viên Trường Tiểu học só 1 Hoài Sơn là con ông Phan Chẩn ,là cháu gọi ông Phan Cảnh bằng bác ruột. Tôi đã chứng kiến và xin thuật lại nguyên do cũng như quá trình làm đơn xin lại thổ cư cũ của Bác để làm nhà thờ ông bà, cha mẹ như sau: Đơn ở trên, ông Phan Cảnh đã chuyển lên UBND Huyện . Huyện chuyển trở lại xã để xã giải quyết . Ông Phan Chẩn(em ruột của ông Phan Cảnh) xuống hỏi kết quả thì xã bảo là họ đã gửi văn bản trả lời cho ông Phan Cảnh số nhà 35, Ph 7 , Q. Tân Bình , TP: HCM. Nhưng thực sự thì ông Cảnh chưa nhận bấc kì văn bản trả lời nào của UBND xã Hoài Sơn. Về sau gần 2 năm , ông Phan Chẩn không thấy kết quả gì từ UBND Huyện nên ông viết đơn xin tiếp thì ra Huyện đã chuyển đơn của ông Cảnh về xã giải quyết nhưng xã để im đó. Xã trả lại đơn của ông Cảnh cho ông Chẩn và trả lời là: " không có luật pháp nào cho xin lại thổ cư cũ để làm nhà thờ cúng ông bà". Kí tên chủ tịch xã hoài sơn : Nguyễn Đình Bản Vì chưa có điều kiện , và cũng quá mệt mỏi với việc mang đơn đi xuống xã , lên huyện vì ông Cảnh đã 85 tuổi và ông Chẩn cũng đã gần 80 tuổi nên tạm thời không đi xin lại vườn nữa. Bất thình lình vào một cuộc họp dân tại nhà sinh hoạt ND thôn An Hội Bắc Thì ông Lê Màng tuyên bố trước cuộc họp là : Thổ cư cũ của anh em ông Phan Cảnh và ông Phan Chẩn , được chia làm hai phần để cấp cho ông Độ và cho bà Vinh ở xóm 2 , An Hội Bắc. Ông Chẩn gọi điện thoại báo cho ông Cảnh biết . Vì quá bức xúc , ông Cảnh làm giấy ủy quyền cho ông Chẩn trọn quyền sử dụng mảnh vườn vào việc làm nhà thờ cúng ông bà. Sau đây nguyên văn giấy ủy quyền : CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------*---*---*------- GIẤY ỦY QUYỀN Tôi tên: Phan Cảnh . Sinh năm: 1927. Cấp bậc : Đại tá; nguyên Phó chủ nhiệm Cục Chính trị Mặt trận 479 Quân khu 7 ;là cán bộ Lão thành cách Mạng ( cán bộ Tiền khởi nghĩa )- Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng. Quê quán: Xóm 3 , thôn An Hội( nay là xóm 2 thôn An Hội Bắc), xã Hoài Sơn , huyện Hoài Nhơn ,tỉnh Bình Định. Trú quán: 35 Cư xá Tự do, Cách Mạng Tháng Tám ,Phường 7 , Quận Tân Bình , TP Hồ chí Minh . Trước đây gia đình cha mẹ tôi có mảnh vườn ( nay thực địa theo bản đồ 299, tờ bản đồ 03 số thửa 817, diện tích vào khoảng 600 đến 700m2. Bản đồ VN2000 tờ bản đồ 12, số thửa 579 , diện tích khoảng hơn 700m2). Mảnh đất này cha mẹ tôi đã giao cho tôi từ trước khi tôi đi bộ đội khang chiến chống Pháp. Hiện nhờ chính quyền địa phương tạm quản lí , giữ gìn (chưa có ai xâm phạm). Bản thân tôi là con trai trưởng của gia đình , nhưng vì lí do tuổi cao ,sức yếu; nơi ở và công tác lại qua xa.Nên tôi thông nhất trao lạiquyeenf quản lí mảnh đất đócho em ruột tôi. Em ruột tôi tên là : Phan Chẩn. Thường trú tại Xóm 2, thôn An Hội Bắc,xã Hoài Sơn ,huyện Hoài Nhơn ,tỉnh Bình Định. Việc trao quyền quản lí mảnh vườn của cha ông để lại bao gồm: Ở xóm 2 thôn An Hội Bắc, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 1) Sử dụng toàn quyền mảnh vườn đó. 2) Làm nhà thờ trên mảnh vườn đó để thờ cúng ông bà , cha mẹ tôi cùng những vong linh Tổ tiên, con cháu trong gia đình. 3) Phải đảm bảo các ngày quý kị như sau: - Chạp tảo mộ : Ngày 16 tháng chạp âm lịch hàng năm. - Ngày kị của cha : ngày 26 tháng 9 âm lịch hàng năm. - Ngày kị của mẹ: ngày 11 tháng giêng âm lịch hàng năm. - Ngoài ra còn trông nom hương khói trong các ngày Lễ ,Tết, Rằm Mùng một...theo thuần phong mĩ tục của người dân địa phương. Tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp hiện hành ở Xom 2, thôn An Hội Bác,xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn...giúp đỡ, tôi cũng yêu cầu bà con họ hàng gần, xavà hàng xóm láng giềng tạo điều kiện để em ruột tôil là ông PHAN CHẨN thự hiện trách nhiệm mà tôi giao phó đối với ông bà ,Tổ tiên. Tôi xin chân thành cám ơn các cấp lãnh đạo . Tân Bình, ngày 16 tháng 7 năm 2014 Người làm giấy ủy quyền: (chữ kí) Phan Cảnh Đơn đã được UBND Phường 7 ,Quận Tân Bình chứng thực (Tôi xin trích nguyên văn) như sau: ỦY BAN NHÂN PHƯỜN 7-QUẬN TÂN BÌNH Ngày 16 tháng 7 năm 2014(ngày mười sáu, tháng bảy, năm hai nghìn không trăm mười bốn) , tại UBND Phường 7 quận Tân Bình(số 947 Cách mạng tháng tám Phường 7 Quận Tân Bình, TP: H.C.M.) Tôi: Mai Thị Vân Anh- Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Phường 7 , quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. CHỨNG THỰC: -Giấy ủy quyền này do ông Phan Cảnh lập; - Tại thời điểm chứng thực, ông Phan Cảnh có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; - Nội dung ủy quyền phù hợp theo quy định của pháp luật; - Người ủy quyền đã đọc lại Giấy ủy quyền này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Giấy ủy quyền và kí tên trước sự có mặt của tôi ; - Giấy ủy quyền này lập thành 7 bản chính( mỗi bản chính gồm hai tờ ,hai trang),cấp cho người ủy quyền sáu bản chính, lưu lại Uỷ ban Nhân dân phường một bản chính. Số chứng thực 271, quyển số 02/SCT-HĐGD. PHÓ CHỦ TỊCH (In đấu UBND phường 7,kí tên) Mai Thị Vân Anh *Lưu ý : Giấy ủy quyền trên đây , ông Phan Chẩn đã gửi cho Huyện ủy Hoài Nhơn vào sáng ngày 24 tháng 7 năm 2014. Em ruột ông: Phan Cảnh là ông: Phan Chẩn đã trình giấy ủy quyền này cho ông Chủ tịch UBND xã Hoài Sơn là ông: Nguyễn Đình Bản. Ông Nguyễn Đình Bản đã đọc và trả lời : '' Giấy này không có giá trị ;vì ông : Phan Cảnh không có hộ khẩu ở Bình Định." Do lúc này , ông Lê Màng đã công bố trong cuộc họp dân ở thôn An Hội Băc là lấy mảnh vườn của ông Phan Cảnh cấp thổ cư cho hai người dân cũng ở thôn An Hội Bắc nên ông Phan Chẩn là em ruột ông : Phan Cảnh , vì sợ mất mảnh vườn mà mình đã thay anh mình gìn giữ Gần 40 năm trôi qua không có tranh chấp. Nay lại nẩy sinh nguy cơ có tranh chấp . Ông Phan Chẩn viết đơn xin và đào móng xây nhà trên mảnh đất mà ông bà,cha mẹ của mình để lại thì UBND xã Hoài Sơn cho người lên đình chỉ việc làm nhà . Theo mệnh lệnh của xã Hoài Sơn,ông Phan Chẩn tạm dừng việc làm nhà và đang làm đơn chuyển cho UBND Huyện Hoài Nhơn xin giúp đỡ để ông tiếp tục công việc làm nhà đang bị dở dang. Nguyên văn đơn như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –tự do –Hạnh phúc ------------* * *----------- ĐƠN YÊU CẦU GIÚP ĐỠ Kính gửi : UBNN Huyện Hoài Nhơn . Tôi tên : Phan Chẩn Trú quán : Xom 2, Thôn An Hội Bắc , Xã Hoài Sơn, Huyện Hoài Nhơn , Tỉnh Bình Định . Vừa qua tôi có gửi đơn xin làm nhà thờ trên khu vườn cũ của cha tôi ( khu vườn của cha mẹ tôi để lại cho anh tôi ; tôi đã ở và giữ gìn ,không có tranh chấp kể từ ngày giải phóng đất nước , ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay). Nhưng vừa rồi ông Lê Màng là cấn bộ Thôn An Hội Bắc đã họp dân và đọc tuyên bố cấp(bán) mảnh vườn đó cho dân mà không có ý kiến gì với tôi. Tôi sợ mất mảnh vườn nên vội vàng viết đơn trình lên cho UBNN xã ,nhưng xã không giải quyết ; tôi gửi đơn cho UBNN Huyện Hoài Nhơn nay đã hơn 1 tháng không có trả lời , tôi tưởng đơn tôi gửi đã được thỏa thuận nên tôi làm nhà . Hôm qua xã Hoài Sơn đã có giấy đình chỉ việc làm nhà của tôi . Theo lệnh của UBNN xã tôi dừng việc làm nhà . Nay tôi làm đơn nầy kính trình UBNN Huyện Hoài Nhơn giúp đỡ để tôi được tiếp tục công việc làm nhà thờ đang bị dở dang . Tôi xin thành thật cảm ơn . Hoài Sơn , Ngày 23 tháng 7 năm 2014 Người làm đơn: Phan Chẩn *Đơn có kèm theo: 1)Giấy ủy quyền của anh ruột tôi là : Phan Cảnh (như ở trên). • Lưu ý : Sơ đồ gia phả sau đây sẽ giúp các cô, chú cán bộ các cấp có thẫm quyền , có nhiệt tình và muốn giúp đỡ, nhìn thấy thực tế rõ ràng hơn về việc ông Phan Cảnh ủy quyền cho ông Phan Chẩn làm nhà thờ để thờ phụng ông bà ,cha mẹ là hợp với pháp luật và đạo làm người . SAU ĐÂY LÀ SƠ ĐỒ GIA PHẢ ÔNG BÀ , CHA MẸ CỦA ÔNG PHAN CẢNH ĐÃ SINH SỐNG TRÊN MẢNH VƯỜN ĐÓ QUA CÁC THỜI KÌ (Từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XXI) ( Mẹ Anh hùng ) Cách mạng LT ( Thời bí mật là Thường \ vụ Huyện Ủy Hoài Nhơn) Liệt sĩ Liệt sĩ Người có công Đại tá phó TL QK7 Người có công *Lưu ý: Đây là nền nhà ông bà để lại -như tôi (Phan Việt Ý, sinh năm 1964 là con cả của ông Phan Chẩn) được biết : Ông Phan Lý để lại cho ông Phan Lợi , ông Phan Lợi để lại cho ông Phan Cảnh , ông Phan Cảnh ủy quyền cho ông Phan Chẩn trọn quyền sử dụng mảnh vườn chỉ để làm nhà thờ ông bà , cha mẹ ; vì ông Cảnh ở xa lại tuổi cao sức yếu. Ông Phan Cảnh đã có 2 lần gửi đơn UBND xã Hoài Sơn xin làm nhà thờ năm 2000 và năm 2012 . Nhưng UBND xã Hoài Sơn chưa thỏa thuận. Hoài Sơn , ngày 27 tháng 7 năm 2014 Người lập sơ đồ: ( Con ông Phan Chẩn ) Phan Việt Ý *Ghi chú: Sau đây là diễn biến quá trình của các thế hệ gia tộc ông Phan Lý đã nối tiếp nhau ... sinh tồn trên mảnh vườn suốt ba thế kỉ, từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XXI (2014) 1) Thời ông Phan Lý : Vào nữa sau của thế kỉ XIX 2) Thời ông Phan Lợi , chị là Phan Thị Y (Hai Cẩm) và em là Phan Mão sống vào những năm cuối của thế kỉ XIX và gần như trọn vẹn cả thế kỉ XX . 3)Thời cháu của ông Phan Lý là : Phan Thị Đáng , Phan Cảnh , Phan Thị Hạnh, Phan Nhỏ và Phan Chẩn cũng đều là những người đã sinh ra và lớn lên bước ra đi tham gia kháng chiến cứu nước từ nơi này. - Cho đến năm 1971 , mẹ già yếu qua đời nhưng ông Phan Chẩn vẫn tiếp tục sống trên mảnh vườn đó , trong ngôi nhà tranh vách đất . đến năm 1975, gia đình chú ruột của ông Phan Chẩn là ông: Phan Mão, đi tập kết ngoài miền Bắc trở về, ông Phan Chẩn đã về phía vợ để nhường ngôi nhà đó cho chú của mình là ông Phan Mão ở tạm, trong lúc mới về, chưa đủ điều kiện làm nhà. - Sau này , vì biết mình còn có người cháu đức tôn là ông: Phan Cảnh ( Con ông Phan Lợi) đang là bộ đội nên ông Phan Mão (để tránh rắc rối sau này) đã đi làm nhà khác để ở ,còn ngôi nhà đó là để cho ông: Phan Cảnh. - Lúc này ngôi nhà vắng chủ, không ai sửa soạn ,nên ngôi nhà tranh đó chỉ tồn tại đến khoảng năm 1990 thì hư hỏng hết . Không còn nhà trên mảnh vườn đó nữa , nhưng ông Phan Chẩn vẫn tăng gia sản xuất trên mảnh vườn đó và giữ gìn không cho ai xin làm nhà trên mảnh vườn đó. Cho đến bây giờ (năm 2014), cây trái mà ông Chẩn đã trồng trên mảnh vườn đó còn được 2 cây dừa đang ra trái mà ông Phan Chẩn vẫn còn giữ gìn và thu hoạch quả. Như vậy là trong suốt ba thế kỉ ( XIX , XX, XXI ), các thế hệ của gia tộc ông Phan Lý đã nối tiếp nhau sinh tồn trên mảnh vườn đó và tham gia công tác kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược và chống bọn Việt gian bán nước, không ai làm gì cho địch. Vậy mà bây giờ lại có người tranh giành không cho ông Phan Cảnh , là người cháu đức tôn làm nhà thờ ông bà , cha mẹ để thực hiện đạo nghĩa làm người, đối với Tổ tiên.. Ai đã tạo ra sự tranh chấp này ? Vốn khu vườn này từ xưa dến nay chưa bao giờ có tranh chấp. Nguyên nhân nào dẫn đến tranh chấp ? Tôi tha thiết kính mong Đảng , Nhà nước và Chính phủ cứu xét. Hoài Sơn , ngày 30 thàng 7 năm 2014 Phan Việt Ý( Con ông Phan Chẩn) Theo hiểu biết của tôi về việc xin làm nhà thờ ông bà, cha mẹ của Cha tôi cũng như Bác tôi là hợp đạo làm người và không sai với pháp luật Nhà nước nên tôi hoàn toàn ủng hộ và cố gắng giúp đỡ theo khả năng của tôi. Thật ra trong việc này tôi đang thấy khổ và tốn kém về kinh tế chứ không phải sung sướng gì. Nhưng vì là con, là cháu nên tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm đối với Cha và Bác khi họ muốn làm một việc chính đáng và đầy ý nghĩa đối với ông bà Tổ tiên. Xin các cô , chú cán bộ thấu hiểu và thông cảm cho tấm lòng của một người con, người cháu như tôi, đang chứng kiến hoàn cảnh của Cha và Bác trong lúc này ( Họ đang thực hiện đạo làm người "Chim có tổ người có tông";" Uống nước nhớ nguồn";" Ăn quả nhớ người trồng cây" ). Khi mà họ gần như đã hoàn thành nghĩa vụ với nước với dân , Ở tuổi 88 và tuổi 80, họ thấy cần làm một điều gì đó để ghi lại tại nơi khu vườn mà họ đã từng sinh ra và lớn lên, một dấu tích tuy nhỏ nhưng trong trái tim và tâm trí họ vô cùng trang trọng và thiêng liêng . Phan Việt Ý Ngày 01 tháng 8 năm 2014, UBND xã Hoài Sơn gửi giấy phạt hành chính Cha tôi : 500 000 đồng . Tôi thấy hết sức vô lí . Tôi đã giúp cha tôi viết đơn khiếu nại không chịu nộp phạt. Nguyên văn đơn như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ---*--*--- ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: UBND xã Hoài Sơn. Tôi tên : Phan Chẩn , 80 tuổi . Ở Xóm 2- thôn An Hội Bắc - Hoài Sơn - Hoài Nhơn - Bình Định. Vừa qua tôi có nhận giấy yêu cầu nộp phạt hành chính của UBND xã Hoài Sơn. Tôi nhận thấy tôi không có lỗi gì ở đây; tại sao lại phải nộp phạt. Vì vậy UBND xã phạt tôi là điều vô lí ; nên tôi làm đơn này báo cáo với UBND xã là tôi không chịu nộp phạt bởi vì: 1)Tôi làm nhà trên mảnh vườn lưu hạ của Tổ tiên tôi; a. Ông Phan Lý để lại cho ông Phan Lợi , ông Phan Lợi để lại cho ông Phan Cảnh , ông Phan Cảnh ủy quyền cho ông Phan Chẩn trọn quyền sử dụng mảnh vườn chỉ để làm nhà thờ ông bà , cha mẹ ; vì ông Cảnh ở xa lại tuổi cao sức yếu. b. Ông Phan Cảnh đã có 2 lần gửi đơn UBND xã Hoài Sơn xin làm nhà thờ năm 2000 và năm 2012 . Nhưng UBND xã Hoài Sơn chưa thỏa thuận. c. Gần đây ông Lê Màng bất thình lình thông báo trước cuộc họp dân thôn An Hội Bắc Là : Khu vườn đó được cấp thổ cư cho hai người đân trong thôn . Điều này tôi không thể nào hiểu nổi . Một gia đình có bề dày lịch sử Cách mạng , có công với sự nghiệp giải phóng dân tộc như vậy mà mảnh vườn của ông bà để lại cũng bị ông Lê Màng lấy cấp cho người khác. d. Ai là người có lỗi ở đây ? Ai là người phải bị phạt ? Tại sao lại phạt ông Phan Chẩn làm nhà thờ ông bà, cha mẹ , tổ tiên của mình trên chính mảnh vườn mà ông bà, cha mẹ , tổ tiên của mình để lại , là nơi chôn rau cắt rốn của mình ? e. Sau đây là diễn biến quà trình của các thế hệ gia tộc ông Phan Lý đã nối tiếp nhau ..sinh tồn trên mảnh vườn suôt ba thế kỉ, từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XXI (2014) -Thời ông Phan Lý : Vào nữa sau của thế kỉ XIX - Thời ông Phan Lợi , chị là Phan Thị Y (Hai Cẩm) và em là Phan Mão sống vào những năm cuối của thế kỉ XIX và gần như trọn vẹn cả thế kỉ XX . -Thời cháu của ông Phan Lý là : Phan Thị Đáng , Phan Cảnh , Phan Thị Hạnh, Phan Nhỏ và Phan Chẩn là những người được sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà trên mảnh vườn đó. g.Cho đến năm 1971 , mẹ già yếu qua đời nhưng ông Phan Chẩn vẫn tiếp tục sống trên mảnh vườn đó , trong ngôi nhà tranh vách đất . đến năm 1975, gia đình chú ruột của ông Phan Chẩn là ông: Phan Mão, đi tập kết ngoài miền Bắc trở về, ông Phan Chẩn đã về phía vợ để nhường ngôi nhà đó cho chú của mình là ông Phan Mão ở tạm, trong lúc mới về, chưa đủ điều kiện làm nhà. h. Sau này , vì biết mình còn có người cháu đức tôn là Phan Cảnh ( Con ông Phan Lợi) đang là bộ đội nên ông Phan Mão (để tránh rắc rối sau này) đã đi làm nhà khác để ở ,còn ngôi nhà đó là để cho ông: Phan Cảnh. Lúc này ngôi nhà vắng chủ, không ai sửa soạn ,nên ngôi nhà tranh đó chỉ tồn tại đến khoảng năm 1990 thì hư hỏng hết . i. Không còn nhà trên mảnh vườn đó nữa , nhưng ông Phan Chẩn là em ruột của ông Phan Cảnh vẫn tăng gia sản xuất trên mảnh vườn đó và giữ gìn không cho ai xin làm nhà trên mảnh vườn đó. Cho đến bây giờ (năm 2014), cây trái mà ông Chẩn đã trồng trên mảnh vườn đó còn được 2 cây dừa đang ra trái mà ông Phan Chẩn vẫn còn giữ gìn và thu hoạch quả. k. Như vậy là trong suốt ba thế kỉ ( XIX , XX, XXI ), các thế hệ của gia tộc ông Phan Lý đã nối tiếp nhau sinh tồn trên mảnh vườn đó và tham gia công tác kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược và chống bọn Việt gian bán nước, không ai làm gì cho địch. Qua những điều mà tôi biết được ở trên, tôi khẳng định : Cho đến lúc này ( năm 2014) mảnh vườn nói trên là của ông Phan Cảnh mà tôi là người đang trông nom, giữ gìn. Điều đó là hiển nhiên. Bây giờ ông Phan Cảnh , là người cháu đức tôn làm nhà thờ ông bà , cha mẹ trên mảnh vườn đó để thực hiện đạo nghĩa làm người, đối với Tổ tiên là việc làm không có gì sai trái. Chỉ có ai tranh chấp mảnh vườn này với ông Phan Cảnh mới là người sai trái và có lỗi . Cuối cùng tôi yêu cầu UBND xã Hoài Sơn xem xét lại việc đề nghị nộp phạt. Tôi thành thật cảm ơn. Hoài Sơn, ngày 02 tháng 8 năm 2014 Người làm đơn: Phan Chẩn * Ghi chú: Đơn có kèm theo sơ đồ gia phả của chi nhánh họ (như ở trên ) . Cho đến giờ này, không biết những việc làm của tôi để giúp đỡ Cha Và Bác thực hiện ý nguyện của họ là: xin làm nhà thờ cúng ông bà, cha mẹ của họ trên mảnh vườn cũ mà cha mẹ để lại là đúng hay là sai với chủ trương, chính sách, pháp luật. Nhưng với tình cảm và suy nghĩ của tôi, thì việc làm này là rất chính đáng, đúng với đạo làm người. Nếu có gì tôi đã làm mà không phù hợp với chủ trương, chính sách , pháp luật thì tôi xin Đảng, Nhà nước và Chính phủ tư vấn , trợ giúp. Vì có thể tôi đã sai vì hiểu biết của tôi chỉ ở mức độ . Phan Việt Ý 1)Vụ việc xin lại đất thổ cư của ông Phan Cảnh như đã trình bày ở trên . Xin Hội đồng Nhân dân tỉnh cho biết: Ông Phan Cảnh có được quyền đó hay không ? 2)Ông : Phan Chẩn là em ruột của ông Phan Cảnh có gì vi phạm pháp luật hay không ? Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn H.Đ.N.D. tỉnh Bình Định và kinh chúc H.Đ.N.D. tỉnh Bình Định sức khỏe , hạnh phúc, thành đạt . TM gia đình : Phan Việt Ý Sự việc xin làm nhà thờ cúng ông bà , cha mẹ của ông : Phan Cảnh diễn ra như ở trên , có được pháp luật cho phép hay không ? Tôi xin thành thật cảm ơn .
Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
1.      Qua thông tin ông Ý cung cấp, chúng tôi chưa rõ một số thông tin sau để tư vấn chi tiết:
Theo như ông Phan Cảnh trình bày thì cha mẹ ông có mảnh vườn (nay thực địa theo bản đồ 299, tờ bản đồ 03 số thửa 817, diện tích vào khoảng 600 đến 700m2. Bản đồ VN2000 tờ bản đồ 12, số thửa 579, diện tích khoảng hơn 700m2). Không rõ trong quá trình sử dụng, cha mẹ ông có được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hay Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp Giấy tờ gì về nhà đất hay không. Trong quá trình ông Chẩn sử dụng có đăng ký kê khai lần nào chưa?
Ông cũng trình bày: mảnh đất này cha mẹ ông đã giao cho ông từ trước khi ông đi bộ đội chống Pháp, vậy có giấy tờ giao hay không.
Theo ông nói, hiện nay nhờ chính quyền địa phương tạm quản lý. Trong khi, ông Ý trình bày quá trình sử dụng thì việc sử dụng của các con cháu ông Phan Lý là liên tục chứ không có giao cho chính quyền địa phương quản lý. Vậy, cụ thể ông Phan Cảnh có giao cho chính quyền địa phương quản lý hay không. Nếu có thì việc giao này có giấy tờ gì và giao từ khi nào?
2. Trong trường hợp:
- Ông Phan Cảnh không có giao đất cho chính quyền địa phương quản lý và nguồn gốc đất đúng như ông trình bày nêu trên;
- Các anh em của ông Phan Cảnh cũng không có tranh chấp;
- Ông Phan Chẩn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và có canh tác liên tục trên phần đất này;
Thì ông Phan Chẩn có quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất này theo quy định sau:
Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định:
Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Điều 20. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai.
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định này và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai, Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định như sau:
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau: 
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước;

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ hồng) thì ông Phan Chẩn có quyền xây dựng trên đất.
Trong hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận phải có văn bản của các anh em ông Phan Chẩn (còn sống) cam kết không tranh chấp mảnh đất này. Cam kết này phải được lập bằng văn bản và chứng thực chữ ký tại UBND xã Hòa Sơn. Và để được cấp giấy chứng nhận phải có xác nhận của UBND xã về việc đất được sử dụng ổn định lâu dài và không có tranh chấp.
Trên thực tế như ông Ý trình bày thì ông Lê Màng tuyên bố trước cuộc họp là: Thổ cư cũ của anh em ông Phan Cảnh và ông Phan Chẩn, được chia làm hai phần để cấp cho ông Độ và cho bà Vinh ở xóm 2, An Hội Bắc. Ở đây, không rõ là ông Lê Màng giữ chức vụ gì, ai là người ra quyết định chia để cấp đất cho ông Độ và bà Vinh. Thẩm quyền cấp sổ hồng cho hộ gia đình, cá nhân thuộc về UBND huyện chứ xã không có thẩm quyền này. Nếu UBND xã không xác nhận về tình trạng đất không có tranh chấp thì phải trả lời bằng văn bản cho ông Chẩn. Trong trường hợp cho rằng đất này là để cấp cho ông Độ và bà Vinh thì phải có quyết định thu hồi đất này của UBND huyện, sau đó mới cấp được. Nếu bị thu hồi thì anh em ông Chẩn phải được xem xét bồi thường.
Trong trường hợp này ông Phan Chẩn cần làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất này, có thể nộp tại UBND xã hoặc UBND huyện chứ không phải làm đơn xin lại thổ cư. Đúng như chủ tịch xã nói không có quy định xin lại thổ cư nên việc nộp đơn xin lại thổ cư sẽ không được giải quyết.
Việc ông Chẩn có công cách mạng là căn cứ để xem xét miễn tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận. Việc gia đình có công cách mạng và những thành tích của các thành viên trong gia đình không phải là yếu tố để xin thổ cư hay được ưu tiên cấp giấy chứng nhận mà phải căn cứ trên nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất theo quy định pháp luật để được cấp giấy chứng nhận.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.


Trân trọng.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Nơi đặt câu hỏi
Từ khóa:

tranh chấp đất

 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 349
  • Khách viếng thăm: 344
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 72559
  • Tháng hiện tại: 1719118
  • Tổng lượt truy cập: 22395234

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ