Xin cấp sổ hồng cho đất được tạo lập 1967

Câu hỏi:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy giúp em về tranh chấp đất đai trong gia đình em như sau: - Nguyên là mẹ em có sinh 8 đứa con và diện tích đất (diện tích đất khoảng 3800 m2, trong đó: đất nhà ở: 2000 m2, còn lại là vườn tạp: 1800 m2). Cha chúng em mất năm 2000 và còn lại mẹ chúng em và 8 đứa con. Cha (mẹ) em sống trên mảnh đất này từ năm 1967 đến nay, nhưng chưa có làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có sự tranh chấp bên ngoài. - Tháng 11 năm 2014 mẹ em tập hợp anh em của chúng em lại cho anh em chúng em một cái nền nhà khoảng 100m2 và sẵn đó làm đăng ký quyền sử dụng đất. Trong 8 người con, thì có hai người con không đồng ý đòi thêm nửa khoảng 300m2, nhưng mẹ em không đồng ý. - Khoảng vài ngày sau thì mẹ chúng em yêu cầu con trai út xuống huyện mua hồ sơ để đăng ký quyền sử dụng đất để cho mẹ em đứng tên mảnh đất này. Sau khi chúng em làm hồ sơ xong nộp huyện thì khoảng 1 tuần sau cán bộ địa chính huyện lên đo và yêu cầu các con cất trên đất của mẹ em ký tên vào giấy nói là các con sống ở đậu thì huyên mới đo. Trong 8 người con thì có 2 người con không đồng ý ký tên, lúc này huyện yêu cầu giải quyết trong gia đình xong đi thì làm hồ sơ lại để đất ký quyền sử dụng đất. - Văn phòng luật sư Tô Đình Huy cho em hỏi mẹ em sống trên mảnh đất này từ năm 1967 đến nay, nhưng mẹ em muốn đăng ký quyền sử dụng đất và không cần có sự đồng ý ký tên của các con thì có đăng ký quyền sử dụng đất không? Chúng em mong Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời sớm nhất cho chúng em được rõ. Xin chân thành cảm ơn Văn phòng luật sư Tô Đình Huy nhiều!
Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
Theo bạn trình bày thì đất này bố mẹ bạn sống từ 1967 nên quyền sử
dụng đối với mảnh đất này là tài sản chung của bố mẹ bạn. Bố bạn có
quyền sở hữu đối với ½ giá trị quyền sử dụng đất này. Dù bố bạn đã mất
nhưng là tài sản chung nên nếu mẹ bạn muốn làm sổ đỏ thì cũng phải
đứng tên 2 người (mẹ đại diện cho bố làm thủ tục). Do đó, nếu mẹ bạn
muốn đứng tên một mình thì phải có sự đồng ý của các anh em bằng văn
bản như huyện yêu cầu.
Chúng tôi hiểu rằng bố bạn mất không để lại di chúc. Do đó, nếu mẹ
hoặc một trong 8 anh em có yêu cầu, phần đất của bố bạn sẽ được chia
theo pháp luật thành các phần bằng nhau cho những người cùng hàng thừa
kế là mẹ và 8 anh em của bạn (Điều 676 Bộ luật dân sự 2005). Tuy
nhiên, thời hạn yêu cầu chia thừa kế là 10 năm kể từ ngày bố bạn mất
(Điều 645 BLDS 2005). Đến thời điểm hiện tại đã hết thời hiệu 10 năm
nên không ai còn quyền yêu cầu chia thừa kế. Nhưng, nếu một trong các
người trên yêu cầu chia tài sản chung là phần đất bố bạn để lại thì
Tòa án vẫn chấp nhận (NQ/02/2004/NQ/HĐTP của TANDTC). Trong trường hợp
9 người không thỏa thuận được phần mỗi người được hưởng thì phần đất
của bố bạn được chia đều. Tuy nhiên, Tòa án chỉ xử lý khi đất này đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì 9 người có thể
thỏa thuận phân chia phần đất của bố bạn để lại và làm sổ tách riêng
cho mỗi người. Nếu không thống nhất thì có thể khởi kiện ra Tòa án để
được giải quyết như nêu trên.
Trong khi đất chưa được cấp giấy chứng nhận mà các anh em và mẹ bạn có
tranh chấp thì chính quyền địa phương sẽ tiến hành hòa giải dựa trên
các quy định về phân chia nêu trên. Nếu tất cả thống nhất được việc
chia phần đất bố bạn để lại thì mỗi người tự làm thủ tục xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình. Nếu sau khi hòa giải mà vẫn
không thống nhất được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo trình bày của bạn, phần đất của bố bạn là 1.000 m2 đất ở và 900m2
đất vườn tạp, ½ còn lại mẹ bạn được quyền sở hữu. Nếu có tranh chấp
đưa ra chính quyền địa phương hay đưa ra tòa thì diện tích tối đa mẹ
và 8 anh em, mỗi người được hưởng từ phần của bố bạn là khoảng 110m2
đất ở và 100m2 đất vườn tạp. Do đó, mẹ và các anh em bạn cần cân nhắc
để phân chia và tránh làm sứt mẻ tình cảm.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài
viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để
được luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây