Câu hỏi:
Ông bà nội tôi có 3 người con. Ông nội mất năm 1994, bà mất năm 1996. Ông bà mất có để lại mảnh đất 3000m2, không để lại di chúc( mảnh đất có giấy nhận chuyển nhượng từ ông bà cố tôi và chưa có gcn). Năm 2005 nhà nước gọi đăng ký qsdđ chú thím tôi đã khai và được cấp gcn.cô tôi đã đồng ý cho chú tôi đứng tên trong gcnqsdđ(nói miệng). Nay cô tôi muốn chia di sản thừa kế phần đất trên, trong khi đó thì bố tôi từ chối nhân thừa kế tài sản trên. Kính mong luật sư cho ý kiến giải quyết vấn đề trên. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
Phần đất của ông bà bạn để lại không có di chúc nên phải được chia theo pháp luật. Tại thời điểm năm 2005 khi chú thím bạn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thì phải tiến hành khai di sản trước. Nếu chưa khai di sản mà vẫn được cấp giấy chứng nhận thì không đúng quy định pháp luật. Do đó, hiện nay cô bạn có tranh chấp yêu cầu chia phần đất này là có cơ sở. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, Điều 645 BLDS quy định:
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo đó, bà bạn mất năm 1996, đến thời điểm này đã hết thời hiệu 10 năm để khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Như vậy, nếu cô bạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, Tòa án sẽ trả lại đơn vì hết thời hiệu.
Thứ hai, nếu cô bạn yêu cầu chia tài sản chung là phần đất của ông bà bạn để lại thì Tòa án sẽ chấp nhận trong trường hợp các anh em của bố bạn có văn bản cùng xác nhận đây là tài sản chung do ông bà để lại và chưa chia.
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP quy định:
-
Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.Đồng thời, theo quy định tại Điều 642 BLDS thì nếu bố bạn muốn từ chối nhận di sản phải lập bằng văn bản trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ông bà bạn mất. Do đó, đến thời điểm này bố bạn muốn từ chối nhận di sản là không được.
Do đó, trong trường hợp các anh em của bố bạn có văn bản xác nhận đây là tài sản chung chưa chia và cô bạn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung mà các anh em thỏa thuận được phần mỗi người được hưởng thì Tòa sẽ công nhận theo thỏa thuận, nếu không thì bố bạn vẫn nhận phần đất bằng các anh em khác. Trong trường hợp bố bạn không muốn sử dụng thì sau khi nhận, bố có quyền chuyển nhượng/tặng cho lại cho người khác, kể cả chú bạn.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan, hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đàì tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng.
Chúng tôi trên mạng xã hội